TÌM HIỂU VỀ ÁNH SÁNG XANH
Đầu tiên, ánh sáng xanh có mặt ở khắp mọi nơi
Đơn giản vì trong ánh nắng mặt trời có ánh sáng xanh, nên vô tình chúng ta liên tục tiếp xúc với ánh sáng xanh một cách tự nhiên.
Ngoài ánh nắng mặt trời ra, còn nhiều thiết bị như đèn LED, huỳnh quang, màn hình tivi, máy tính, điện thoại… cũng tạo ra ánh sáng xanh. Lượng ánh sáng xanh các thiết bị công nghệ ngày nay như máy tính, điện thoại phát ra chỉ là một phần nhỏ so với ánh sáng từ mặt trời, nhưng lượng thời gian chúng ta sử dụng các thiết bị này và khoảng cách giữa màn hình tới mắt là điều đáng lo ngại nhất, những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe khi tiếp xúc với ánh sáng xanh là khó có thể tránh khỏi.
Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn (từ 380-500nm) mang năng lượng cao, có thể gây hại và làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc – RPE.
* RPE là tế bào đặc biệt trong mắt, có chức năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác. Đồng thời là nơi hấp thụ các ánh sáng dư thừa, đào thải các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc và đóng vai trò quan trọng khi tham gia vào chu trình thị giác. RPE suy giảm hoạt động sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm – bệnh lý có nguy cơ mù lòa rất cao. Mặt khác, khi RPE suy yếu các tế bào thị giác dễ bị teo, chết đi và bong ra, ảnh hưởng đến chức năng của mắt.
*Ảnh minh họa
Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2014 với các trẻ từ 12-15 tuổi thì có đến 75% trong số này sử dụng ít nhất 2 tiếng/ngày cho việc xem Tivi và dùng máy vi tính.
Nghiên cứu của Kaiser Family Foundation thì trong độ tuổi 8-18 tuổi thì trung bình những người này sử dụng hơn 7 tiếng/ngày cho các thiết bị điện tử.
Hơn 70% những người trưởng thành cho biết họ có các triệu chứng khô, rát, mỏi mắt khi làm việc trong môi trường sử dụng thiết bị điện tử liên tục..
Khả năng lọc ánh sáng xanh của mắt người là rất kém
Mắt có khả năng ngăn chặn hầu hết tất cả các ánh sáng tử ngoại (UV- Ultra violet) nhờ cấu trúc của giác mạc và thủy tinh thể nhưng lại hầu như không có khả năng ngăn chặn với các bước sóng của ánh sáng xanh.
Do đặc điểm là ánh sáng với bước sóng thấp và năng lượng cao nên việc tiếp xúc thường xuyên với thời gian lâu dài với ánh sáng xanh sẽ gây ra các triệu chứng như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, bệnh lý khô mắt.
Thoái hóa hoàng điểm
Ánh sáng xanh với khả năng gây ra tổn thương trên lớp biểu mô sắc tố và các tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc (tế bào nón, tế bào que) làm tăng khả năng bị dẫn đến bệnh thoái hóa hoàng điểm – bệnh lý dẫn đến nguy cơ giảm và mất thị lực mà hiện tại các phương pháp điều trị còn rất hạn chế.
Đây là bệnh lý phổ biến, chiếm tỉ lệ cao và chính là “thủ phạm” gây mù lòa phổ biến nhất. Bệnh thường tiến triển từ từ và làm mất thị lực không hồi phục.
Tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng màn hình các thiết bị điện tử một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ). Thực trạng này đang càng khiến bệnh thoái hóa hoàng điểm đang ngày càng trẻ hóa – hậu quả của việc thường xuyên tiếp xúc ánh sáng xanh nguy hại.
NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ MẮT TRÁNH KHỎI CÁC TÁC HẠI ÁNH SÁNG XANH NGUY HẠI
- Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các tác hại của ánh sáng xanh gây ra có xu hướng tích lũy. Điều đó có nghĩa là nếu bạn tiếp xúc với nguồn sáng 20 phút rồi nghỉ thì sẽ có lợi cho đôi mắt của mình rất nhiều hơn là việc bạn ngồi rất lâu trước các thiết bị điện tử. Để dễ nhớ điều này, hãy áp dụng quy tắc đơn giản này để thư giãn cho đôi mắt của bạn. Quy tắc 20:20:20, sau 20 phút làm việc hãy dành 20 giây để nhìn ra xa 20 feet ( khoảng cách tầm 6 mét).
- Ngồi đúng tư thế, luôn giữ khoản cách mắt và màn hình máy tính từ 50-64cm.
- Sử dụng các loại tròng kính có tính năng lọc ánh sáng xanh.
*Link tham khảo các loại tròng: http://www.hanvietco.vn/trong-kinh-thai.html
- Một điều đáng lưu ý nữa là thời gian tiếp xúc với ánh sáng, nếu như thời gian làm việc của bạn chủ yếu vào ban đêm thì khả năng đôi mắt của bạn bị tổn thương tăng từ 3-4 lần so với việc bạn làm việc vào ban ngày ( từ 9h-17h) và chính điều đó cũng làm ảnh hưởng đến chu trình sinh học ngày đêm của bạn và dẫn đến những tác động xấu về sức khỏe.